BT GROUP – Market update 14.09.2020: Những tín hiệu phân kỳ từ các chỉ số “market breadth” cảnh báo rủi ro thị trường tiếp tục biến động mạnh

Henry

Sau hơn một tuần bị bán tháo kể từ ngày 03/09/2020,  U.S stock tiếp tục chịu áp lực trong nửa đầu phiên trading ngày thứ Sáu cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đã có lúc phá vỡ mốc đáy của tuần xuống mức thấp nhất trong 2 tháng qua tại 3,310 điểm. Tuy nhiên, lực cầu đã trở lại vào cuối phiên, khiến chỉ số này vẫn giữ được mức tăng nhẹ so với phiên hôm trước và đóng cửa tại 3,340 điểm.

Dow Jones tăng 0.48% trong khi các cổ phiếu công nghệ vẫn tiếp tục gây áp lực giảm lên chỉ số Nasdaq 100, NDX 100 đã giảm 0.60%. Diễn biến này làm dấy lên câu hỏi trong lòng người trader là cái bán tháo trong hơn một tuần qua này chỉ đơn giản là một cú pull-back thông thường trong một uptrend hay đây mới là khởi đầu của một viễn cảnh tối tăm hơn nữa.

Và nếu phải tiên đoán câu trả lời dựa vào những dấu vết từ phân tích kỹ thuật thì khả năng chứng khoán Mỹ sẽ còn tiếp tục đi xuống hoặc ít nhất cũng sẽ là một đợt sóng gió với mức độ biến động mạnh hơn lúc trước. Biểu đồ dưới đây cho thấy số lượng các cổ phiếu trong cấu thành chỉ số S&P500 đang giao dịch bên trên đường trung bình di động 50 ngày đang giảm mạnh.

Cụ thể là sau khi đạt đỉnh vào tháng Sáu với hơn 90% số cổ phiếu trading above MA50  thì nó đã bắt đầu suy yếu và đến khi S&P500 đạt mức cao mới trong đầu tháng Chín thì tỉ lệ này cũng không thể phá qua được mức đỉnh trong tháng Sáu.

Hiện tại thì nó đang giảm mạnh tạo nên một sự phân kỳ khá mạnh mẽ hàm ý rằng hướng đi của S&P500 trong tương lai sẽ thiên về hướng giảm nhiều hơn.

Điều tương tự cũng đang được thấy đối với đường trung bình di động 200 ngày. Vào tháng Sáu, khi chỉ số S&P500 đạt 3250 điểm, số lượng cổ phiếu giao dịch bên trên đường MA200 là khoảng 60%, và cho đến đầu tháng Chín vừa qua, khi chỉ số này đạt mức cao mới tại vùng 3590 điểm thì tỉ lệ này cũng vẫn không tăng lên.

Điều đó cho thấy con Bull đang “hết hơi” ở thời kỳ cuối của một trận đấu. Sự phân kỳ tiêu cực này gợi ý rằng cổ phiếu dễ bị rơi vào trạng thái bán nhiều hơn là mua.

Thêm một chỉ số dạng market breadth khác cho thấy sự suy yếu đối với nhóm cổ phiếu công nghệ. Đó là chỉ số % tăng giá cho Nasdaq 100 (NASDAQ 100 BULLISH PERCENT INDEX-BPI). BPI đo lường phần trăm tỉ lệ cổ phiếu trong xu hướng tăng giá xét theo biểu đồ Point and Figure và hiện tại có thể thấy chỉ báo này đã tạo ra một loạt các mức đỉnh ngày càng thấp dần bất chấp NDX100 tăng giá mạnh suốt từ tháng Ba.

Đặc biệt trong tuần qua nó đã giảm xuống mức 41% – mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid bùng phát. Điều này tiếp tục là một gợi ý rằng việc bán tháo mạnh hơn vẫn còn đang chờ đợi ở phía trước.

Tâm lý thận trọng này của thị trường cũng thường được thấy trong các thời điểm trước bầu cử tổng thống tại Mỹ trong quá khứ cho nên khả năng từ nay cho đến hết bầu cử hướng đi của thị trường chứng khoán sẽ khá là bearish.

Ở đây, cần nói thêm một chút về các chỉ số market breadth, đó là nó có độ tin cậy khá cao và thường được các tay phân tích gia chuyên nghiệp sử dụng. Lý do là vì phương pháp đo lường của nó mang tính phổ rộng toàn thị trường nói chung hơn là chỉ tập trung vào một cổ phiếu riêng lẻ. 

Và với tình hình chung của market hiện tại thì tiên đoán nhóm các loại tài sản trú ẩn như đồng JPY, USD có thể sẽ chiếm ưu thế; các đồng high risk như EUR, GBP, AUD, NZD, CAD sẽ có khả năng suy yếu. Trong đó đồng Bảng Anh đang được chú ý nhiều nhất và thực tế cũng đang là đồng giảm mạnh nhất  khi các áp lực liên quan đến Brexit vẫn còn đó. Khá nhất hiện tại có lẽ là EUR nhờ việc ECB giữ nguyên chính sách tiền tệ bất chấp những đồn đoán về việc thị trường đang lo ngại về sức mạnh của đồng tiền chung châu Âu. 



Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Ju2b9sR.png

Happy and safe trading!

__BT GROUP__






BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here