BT GROUP – Market update 11.09.2020: Tâm lý e ngại rủi ro quay trở lại vào nửa cuối phiên Mỹ

Henry

Cái tên Christine Madeleine Odette Lagarde quả không còn xa la gì với hầu hết các lớp trader già, trẻ trên thị trường tài chính. Bà già này trước đây từng là chủ tịch Quỹ tiền tệ thế giới IMF còn nay hiện là đương kim chỉ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) – một trong những central bank quyền lực nhất nhì chỉ xếp sau the Fed trên thị trường tài chính.

Việc vận hành IMF có thành công hay không thì xin không bàn luận tại đây nhưng trên cương vị của chủ tịch ECB hiện tại thì lão bà này đang làm dở tệ. Điều này được thấy qua nhiều phiên họp của ECB thời gian qua mà điển hình nhất chính là phiên họp chập tối ngày hôm qua. Trong khi thị trường đang cực kỳ lo ngại về đà tăng giá của đồng EUR trong suốt thời gian kể từ bắt đầu 2020 đến nay thì bà ta dường như chẳng mấy mảy may để ý tới.

Traders/investors hiện tại hầu ai ai cũng đang lo ngại về tác động của một đồng EUR lên giá quá cao sẽ gây khó cho xuất khẩu và kinh tế của EURO, nhất là trong bối cảnh Covid và khả năng Brexit “cứng” như này. Thêm vào đó là việc the FED đã hành động để mở đường cho một đồng USD yếu hơn thông qua chính sách nâng mức lạm phát mục tiêu trung bình lên hơn 2%,… nhưng đáp lại, từ đó đến nay Lagarde thật sự không biết làm gì hơn ngoài việc “kêu gọi bằng mồm” market không nên “quá lo ngại” về đà tăng của đồng tiền chung hiện tại.

Và nếu như nhìn lại lịch sử kể từ ngày leo lên ngôi thiên tử tại ECB (1/11/2019) cho đến nay, qua hơn 9 tháng điều hành thì quả thật bà ta chưa có được một quyết định nào mang tính “định hướng” được cho đồng EUR hay nền kinh tế của liên minh Châu Âu hết cả. Sự thất vọng của thị trường sau phiên họp ECB tối qua được thể hiện rõ bằng việc đảo chiều trên diện rộng của một loạt các thị trường chính vào nửa cuối phiên Mỹ bất chấp việc ECB nâng dự báo tăng trưởng và lạm phát của liên minh Châu Âu so với hồi tháng Sáu.

Bỏ qua phiên họp ECB hầu như không đạt được bất kỳ sự mong đợi nào của thị trường thì có vẻ như tâm lý e ngại rủi ro cũng đang xuất hiện trở lại. Điều này được thấy rõ thông qua sự suy yếu của các đồng tiền hàng hóa cùng với ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Ba chỉ số chính của chứng khoán Hoa kỳ cùng giảm mạnh cuối phiên:

Đối với đồng Bảng, đàm phán Brexit ngày hôm qua tiêp tục rơi vào bế tắc khi Anh đòi xóa bỏ những thỏa thuận đã ký trong hiệp ước hồi tháng 1/2020 và Ba tuần sẽ là khoảng thời gian mà liên minh châu âu EU cho phép chính phủ Anh rút lui khỏi kế hoạch phá vỡ nhiều nội dung của hiệp ước Brexit hoặc phải đối mặt với vòng pháp lý khi Châu âu cho rằng Anh đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Đáp lại điều này, chính phủ Anh vẫn không nhượng bộ và Đồng bảng Anh giảm tới 1.48% so với đồng dollar trong bối cảnh brexit rơi vào bế tắc.

Với trading theme hiện tại chiến lược giao dịch phù hợp lúc này là canh tìm cơ hội mua vào các đồng tiền USD, JPY và bán ra các đồng tiền có high risk beta như AUD, NZD, CAD, EUR và tất nhiên có cả GBP vì những vấn đề liên quan brexit. Bên cạnh đó các chỉ số chứng khoán cũng là một lựa chọn bán ra phù hợp.

Đối với Vàng tạm thời nên hạn chế giao dịch do hai động lực cơ bản đối nghịch nhau chi phối có thể sẽ làm cho vàng rơi vào trạng thái trading sidewway. Thứ nhất đó là vàng được hưởng lợi khi tâm lý e ngại rủi ro trở lại, nhưng thứ hai đó là việc đồng USD mạnh lên cũng sẽ trì kéo hướng đi của Gold.

Do đó chúng ta cần tiếp tục theo dõi diễn biến của Gold trước khi có hành động mua bán cụ thể.



Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Ju2b9sR.png

Happy and safe trading!

__BT GROUP__



BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here