Sau kết quả đáng thất vọng từ bàn đàm phán thương mại Mỹ – Trung, thị trường chứng khoán và ngoại hối đều lần lượt suy yếu. Trong tuần này, các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi diễn biến mới từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như dữ liệu kinh tế mới từ châu Âu sang Mỹ.
Triển vọng thị trường ngoại hối tuần từ 13/5 – 17/5
Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc rút lại toàn bộ cam kết trong các cuộc đàm phán thương mại và cuối cùng, áp dụng thuế quan mới lên 200 tỉ USD hàng hóa nước này. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế lên số hàng hóa còn lại của Trung Quốc trong tương lai gần.
Sự suy giảm đột ngột trong tâm lí thị trường đã khiến cổ phiếu tụt dốc và thúc đẩy đồng JPY – đồng tiền tệ có độ an toàn cao, tăng mạnh.
Mặc dù một số đồng tiền tệ khác như đồng EUR vẫn ổn định so với đồng bạc xanh, đồng NZD trở nên nổi bật khi ghi nhận mức thua lỗ khổng lồ, phần lớn là do việc ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất.
Đồng GBP tiếp tục vật lộn để duy trì mức tăng vì bế tắc trong các cuộc đàm phán liên đảng tại chính phủ Anh. Buổi công bố dữ liệu lạm phát hỗn hợp từ Mỹ cuối cùng đã kích hoạt một đợt báo tháo đồng bạc xanh sau khi đồng tiền này tăng hồi đầu phiên giao dịch.
Sự kiện thị trường ngoại hối tuần 13/5 – 17/5
Vào 8h30 ngày 14/5, Anh sẽ công bố báo cáo việc làm. Mặc dù Brexit khiến bất ổn leo thang, thị trường lao động Anh đang làm rất tốt. Tỉ lệ thất nghiệp chỉ dừng ở mức 3,9% trong tháng 2 và được dự đoán sẽ duy trì ở mức này trong tháng 3.
Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đang gia tăng, với 28.300 yêu cầu trong tháng 3 và dự kiến ghi nhận 24.200 trong tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, sự gia tăng về số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa được phản ánh trong tỉ lệ thất nghiệp.
Vào 6h ngày 15/5, Đức công bố GDP. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu chỉ vừa mới thoát khỏi suy thoái. Số liệu GDP của Đức không thay đổi trong quí cuối cùng của năm 2018 sau khi thu hẹp vào quí trước đó.
Việc kinh tế Đức phục hồi trong quí I/2019 chỉ mới là khả năng do tốc độ tăng trưởng dậm chân ở mức 0m2%.
Số liệu của khu vực đồng euro sẽ được công bố sau đó, tuy nhiên vẫn phụ thuộc lớn vào GDP của Đức.
Vào 12h30 ngày 15/5, Mỹ công bố doanh số bán lẻ. Nền kinh tế Mỹ là dựa trên mức tiêu thụ và số liệu mới cho tháng 4 sẽ làm sáng tỏ triển vọng bán lẻ trong quí II/2019.
Doanh số bán lẻ đã tăng 1,6% trong tháng 3, tuy nhiên các chuyên gia chỉ dự đoán mức tăng trưởng vừa phải là 0,2% cho tháng 4. Cũng trong tháng 3, doanh số bán lẻ cốt lõi đã tăng 1,2% nhưng kì vọng cho tháng 4 vẫn chỉ ở mức 0,7%.
Mặc dù vậy, một bản báo cáo mạnh mẽ khác sẽ hạ thấp khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất.
Vào lúc 1h30 ngày 16/5, Australia công bố báo cáo việc làm. Thị trường việc làm tại Australia vẫn phát triển với tốc độ nhanh chóng mặc dù các lĩnh vực khác chững lại.
Australia đã ghi nhận thêm 25.700 việc làm trong tháng 3 và dự đoán cho tháng 4 là 15.200 việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp cũng được kì vọng không thay đổi ở mức 5%, một mức khá thấp.
Vào lúc 4h ngày 17/5, Mỹ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Người tiêu dùng Mỹ còn hướng đến buổi công bố thước đo niềm tin người tiêu dùng từ Đại học Michigan vào cuối tuần này.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 4 đã đạt 97,2 điểm. Trong tháng 5, nhiều người kì vọng thước đo này sẽ đạt 97,8 điểm.
Lê Hiếu
Đăng ký tìm hiểu thị trường Forex
https://goo.gl/forms/B71xhhRJsfOK2v7O2
Đăng ký mở tài khoản giao dịch Forex
https://goo.gl/forms/9TLXm2inqIzQ5UFz2