Cuộc chiến giá dầu và bài toán đầu tư.

Mỹ dùng dầu mỏ để chống lại Nga

còn nhớ vào khoảng 3 tháng cuối năm 2014 Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ.

Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD để làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của Nga.Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga.

Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát. Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng.

Trước kia, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) – điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính” của châu Âu, Mỹ.

Khi giá dầu giảm sút dẫn đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và “những cá mập tài chính” bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.

Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi “những cá mập tài chính” nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và khi đó Nga đã kiếm được hơn 20 tỷ đô la tương đương hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga.

Vì vậy giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó.

Nga đã dùng bài toán Vàng để triệt tiêu giá trị của đồng Đô la khi đó.

Khi Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng đô la, mà giá trị thực của đô la đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng.

Còn Nga thì sử dụng tiền đô la thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp đó. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga khi đó đạt 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong suốt 20 năm về trước.

khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình và giá trị của đồng đô la sẽ tự khắc sụt giảm.

Còn hiện tại cuộc chiến giá dầu mà Nga tạo ra cũng có thể nhắm vào các công ty dầu đá phiến của Mỹ.

Mỹ là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu. Dầu Mỹ xuất đi là dầu đá phiến (dầu nhẹ). Để ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có thể hòa vốn thì giá dầu thế giới phải ở mức 40 USD một thùng. Lí do bởi khai thác dầu đá phiến rất đắt đỏ, ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ nợ ngập đầu ngập cổ. Thị trường Mỹ không tiêu thụ dầu đá phiến, vì các nhà máy dầu Mỹ ra đời trước thời kì dầu đá phiến.

OPEC trước nay đều dùng chiến thuật neo giá dầu. Nghĩa là, khi cầu giảm thì OPEC giảm sản lượng để giữ giá dầu. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, OPEC lại dùng chiến thuật trên và đề nghị “đồng minh” là Nga ủng hộ.

Nga là nước xuất khẩu dầu thứ 2 trên thế giới. Nhưng Nga nhìn thế giới theo cách khác. Việc Nga từ chối hợp tác với OPEC là một mũi tên trúng hai đích: khiến nền công nghiệp khai thác dầu của Mỹ lao đao và làm giảm vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ thế giới. Nên Nga vẫn giữ nguyên sản lượng.

OPEC mà chủ yếu là Ả rập xê út là nước khai thác dầu với giá rẻ nhất thế giới lập tức thay đổi chiến lược. Từ chỗ neo giá chuyển sang giữ thị trường trước nguy cơ rơi vào tay Nga. Đây là nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc.

Nga sẽ không thể thắng được Ả rập xê út bởi Ả rập xê út tuy là nước đứng thứ 3 về sản lượng nhưng lại là nước có chi phi khác thác dầu mỏ thấp nhất thế giới. Chưa đến 4 USD một thùng (~ 159 lít). Tức 2,5 cent/lít dầu. Giá này thậm chí còn rẻ hơn nước giếng khoan ở Việt Nam. Còn chi phí khai thác dầu của Nga những 18 USD một thùng.

Chính quyền Putin ý thức được sự phụ thuộc của kinh tế Nga vào dầu mỏ. 15% GDP của Nga đến từ xuất khẩu dầu mỏ (chưa tính khí và các sản phẩm khác). Để bảo vệ nền kinh tế Nga trước biến động của giá dầu,chính quyền Putin đã tạo quỹ dự phòng theo quy tắc sau: khi giá dầu thế giới vượt mức 40 USD/thùng thì số chênh lệch giữa giá bán dầu và mức 40 USD/thùng sẽ cho vào quỹ. Số tiền chênh lệch này được Nga đem đi gửi khắp thế giới, dưới dạng đô Mỹ, euro hoặc bảng Anh.

Nga sẽ chỉ sử dụng quỹ nếu giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng. Nga là nước xuất khẩu dầu đầu tiên trên thế giới nghĩ ra chiêu này. Ả rập xê út và Na uy sau đó cũng làm theo.

Tính đến thời điểm này giá trị đó vào khoảng 150 tỉ USD. Đủ để Nga cầm cự với việc sụt giảm ngân sách trong vòng 6 đến 10 năm nếu giá dầu neo ở mức từ 25 đến 30 đô/thùng.

Ngay cả khi các nước sản xuất dầu lớn đã đạt được thỏa thuận giảm sản lượng vào tuần trước, và mức giảm sản lượng là một kỷ lục, nhưng vẫn không đủ để giữ cho thị trường cân bằng trong quý hai năm 2020.

Vì vậy cuộc chiến giá dầu này người chịu thiệt hại sẽ là các công ty dầu đá phiến của Mỹ. Nếu giá dầu tiếp tục duy trì mức thấp như hiện nay thì có lẽ 50% các công ty thăm dò và khai thác dầu khí (E&P) niêm yết sẽ phá sản trong hai năm tới.

Thêm vào đó, nhu cầu dầu thô trên toàn thế giới đang giảm sút do các hoạt động kinh tế vĩ mô đã ngừng hoạt động do đại dịch virus corona. Vì vậy sẽ rất khó để vực lại giá dầu khi nguồn cung đang vượt quá cầu.

Đối với việc giao dịch dầu chúng ta có thể cân nhắc con số 18$ vì đây là mức chi phí sản xuất ra 1 thùng dầu của Nga.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here