BT GROUP – Market update 26/05/2020: USD tiềm năng suy yếu trong ngắn hạn bất chấp căng thẳng Mỹ – Trung leo thang

Nhận định này được rút ra sau khi tôi tiến hành scan hết một loạt các cặp tiền chính (major pairs) trong currency market. Tức là nó được kết luận chủ yếu dựa trên khía cạnh của phân tích kỹ thuật (TA) mà thôi.

Bài update thị trường ngày hôm nay chỉ dựa vào TA bởi một lý do rất đơn giản đó là hôm qua là một non-events trading Day với thị trường Mỹ và Anh cùng nhau đóng cửa. Thời gian còn lại của market là phiên Á và Âu với hầu như không chuyển động gì nhiều do thiếu vắng sự xuất hiện của các tin tức lớn.

Chart #1 dưới đây là biểu đồ H4 của cặp tiền USDCHF, hiện tượng đáng chú ý nhất trên chart của nó đó là TRAPING LONG, tức là những người mua đã và đang bị rơi vào bẫy giá thông qua một loạt các Long wick candlestick. Và với một loạt nến Pin xuất hiện thấp dần như hiện tại thì đó chính là dấu hiệu của Market maker đang thâu gom khối lượng (trapping volume) thông qua việc bẫy Buyer và kích hoạt các lệnh chờ Buy stop. Với thế chart đang được kỳ vọng đi xuống này thì câu hỏi tiếp theo cần trả lời đó là timing vào lệnh.

Chart #1: USDCHF traping Long

Chart #2 là biểu đồ H1 của nó. Có thể thấy trên H1 này, cặp tiền UCHF đang hình thành vùng vai phải (RS) của một mẫu hình rất cổ điển của TA đó là Head & Shoulder pattern. Và nếu mẫu hình này đúng thì vùng giá hiện tại (0.9710) đang vùng giá khá tối ưu để xem xét mở lệnh với một tỉ lệ Reward/risk khá tốt.

Chart #2: Head and Shoulder pattern on H1 (USDCHF H1)

Câu chuyện của UCHF tạm xong và điều đó cũng gián tiếp chỉ ra dự báo về xu hướng các cặp tiền như EURUSD và GBPUSD bởi tính tương tương quan nghịch khá cao giữa chúng. Chart #3 dưới đây xin được dùng cho cặp tiền EURUSD làm đại diện. Cũng có thể thấy ngay trong H1 timeframe chart này, EU đang hoàn thành mẫu hình H&S ngược tại trendline hỗ trợ ở vùng giá 1.0880, mô hình sẽ chính thức hoàn thành khi giá breakout thành công đường neckline và đi lên.

Chart #3: Inverted Head and Shoulder pattern on EURUSD H1 chart

Riêng đối với nhóm bộ ba các đồng tiền hàng hóa thì có đôi chút khác biệt. Đó là dù USD được kỳ vọng sẽ yếu nhưng nhóm commodity currency này chưa chắc đã mạnh lên nổi. Nguyên nhân là bởi hai yếu tố sau đây:

Thứ nhất xét về mặt liên thị trường thì ta có Chart #4 bên dưới là tỉ số đo lường kỳ vọng giữa lạm phát và giảm phát của Mr.Pring – một phân tích gia kỳ cựu cùng run trang stockcharts.com với John Murphy. Chi tiết về tỉ số xin không được bàn tới tại đây nhưng quy tắc sử dụng của nó là khi tỉ số này đi lên nó có nghĩa rằng market đang kỳ vọng lạm phát sẽ “ấm” hơn trong tương lai và ngược lại khi nó đi xuống nghĩa là lạm phát suy yếu. Với tính chất của bộ ba đồng tiền hành hóa là phản ứng nhậy theo chiều hướng của lạm phát thành ra khi tỉ số Pring đang quay đầu đi xuống như hiện tại thì đó chính là động lực trì kéo làm tiền hóa hóa khó lên nổi.

Chart #4: Tỉ số Pring quay đầu đi xuống là trở lực cho commodity currency bất chấp USD suy yếu

Cái thứ nhì nữa là khía cạnh về fundamentals, thì như có nói trong bài viết ngày hôm qua rằng căng thẳng giữa Mỹ – China hiện vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực nào cho nên đây vẫn sẽ là cái rủi ro treo lơ lửng trên đầu  bộ ba các đồng tiền hàng hóa (AUD, CAD, NZD).

Kết luận: Với khả năng suy yếu của USD trong ngắn hạn, chiến lược trading cho ngày hôm nay là ưu tiên canh sell USDCHF, canh buy EURUSD, GBPUSD. Đối với bộ ba các đồng tiền hàng hóa cần quan sát theo dõi thêm.

Happy and safe trading!

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

__BT GROUP__

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here