Tâm lý thị trường đang có dấu hiệu tích cực trở lại khi có thông tin về việc một dự luật hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua theo Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer. Điều này làm đảo ngược hoàn toàn tâm lý giao dịch của ba phiên trading trước đó. Kết phiên ngày hôm qua, cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán mỹ đều tăng khá mạnh với S&P500 tăng hơn 2%, Dow Jones tăng 1.61% và mạnh nhất là chỉ số cổ phiếu công nghệ Nasdaq 100 tăng 2.38%.
Cùng với đó, dấu hiệu tâm lý risk appetite cũng được xác nhận trên thị trường tiền tệ khi các đồng tiền trú ẩn như USD và JPY cùng giảm với chỉ số DXY giảm 0.36% và đồng Yên giảm 0.15%. Nhóm các đồng tiền có high beta như EUR và các đồng tiền hàng hóa cùng tăng mạnh với EUR tăng 0.22%, AUD tăng 0.76%, NZD tăng 0.79%. Đồng CAD cũng tăng điểm mạnh 0.69% so với USD trong bối cảnh ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên mức lãi suất cơ bản tại 0.25% và giữ quan điểm về kinh tế vẫn đang đi đúng hướng như trong kỳ họp tháng 7.
Sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm này là phiên họp chính sách của ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB). Theo đó khả năng ECB sẽ có thái độ dovish nhiều hơn và EUR sẽ điều chỉnh đi xuống. Có 5 lý do để đưa ra tiên đoán này.
Thứ nhất đó là cuộc đàm phán dai dẳng mang tên Brexit đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, tức là một brexit “cứng” – khi Anh ra đi mà không có bất cứ thỏa thuận nào được ký kết sẽ gây tổn hại cho cả hai. Điều này chắc chắn sẽ nằm trong cân nhắc của ECB đối với quyết định về chính sách tiền tệ của mình, nếu Anh nhất quyết sửa đổi các thỏa thuận đã ký kết hồi đầu năm 2020, các nhà lập pháp EU cũng có thể sẽ đáp trả lại một cách cứng rắn.
Thứ hai đó là làn sóng dịch bệnh Covid tưởng chừng như đã được kiểm soát tại Châu Âu thời gian qua thì đến nay lại đang có dấu hiệu nhen nhóm tăng trở lại. Đây là một rủi ro rất lớn nếu xét về góc độ của người “làm” chính sách như ECB vì nếu dịch bệnh bùng phát một lần thứ cấp có thể sẽ khiến các quốc gia thuộc liên minh này đóng cửa trở lại và tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán là không thế tránh khỏi.
Thứ ba đó là việc đồng EUR hiện tại đang “khá mạnh” so với USD sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại vùng đất chung Châu Âu. Có thể thấy từ đầu năm 2020 đến nay, tỉ giá EURUSD đã tăng hơn 6% từ mức mở cửa năm 2020 tại 1.1165 đến hiện tại là 1.1810 và nếu như tính từ điểm tỉ giá thấp nhấtcủa năm cho đến hiện tại thì tỉ giá này đã tăng hơn 11%. Điểm này rất quan trọng trong hoạch định chính sách của các ngân hàng trung ương nói chung và ECB nói riêng. Với một đồng tiền đã và đang lên giá qua nhanh như EUR, ECB chắc chắn cần có những động thái chính sách can thiệp kịp thời để giữ tỉ giá ổn định trở lại.
Thứ tư đó là việc nền kinh tế EU tuy có phục hồi khá tốt trở lại vào Quý III nhưng nhìn chung vẫn còn khá chậm chạp và chưa thể đạt được trở lại mức trước khi dịch bệnh Covid bùng phát nên sự thận trọng trong chính sách tiền tệ vẫn là điều rất cần thiết lúc này.
Thứ năm đó là việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (the FED) điều chỉnh mục tiêu lạm phát trung bình lên một mức mới cao hơn 2% trong phiên FOMC mới đây đồng nghĩa với việc họ mở đường cho một đồng USD yếu hơn trong tương lai sẽ kích hoạt “cuộc chiến tranh tiền tệ” nói chung giữa các ngân hàng trung ương trên thế giới và ECB chính là một tiêu biểu trong số đó.
Với những lý do cơ bản nêu trên, chúng ta có cơ sở để tin tưởng về kịch bản ECB sẽ dovinh trong phiên họp chiều tối nay. Và do đó chiến lược trading trong ngày hôm nay là canh tìm cơ hội bán ra các cặp tiền EUR/XXX, tuy nhiên cần lựa chọn thời điểm (timing) cho thích hợp. Tôi kỳ vọng tỉ giá các cặp EUR/XXX sẽ đi lên từ giờ cho đến trước thời điểm công bố tin và khi news ra giá sẽ spike up tạo một bulltrap để market maker bán xuống.
Bên dưới đây là chiến lược tham khảo chi tiết đối với cặp tiền EURUSD, các cặp khác có thể áp dụng lối tư duy tương tự.
Tham gia kênh Telegram của chúng tôi
Happy and safe trading!
__BT GROUP__