BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 24/02

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Virus Corona tiếp tục cung cấp động lực tăng cho vàng

Sự lo ngại rằng Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc đang ngày càng lây lan tới các quốc gia khác trên thế giới và sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là lý do đã đẩy giá vàng lên đỉnh kể từ đầu năm đến nay.

Virus đã bắt đầu bùng phát ở các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Iran và các quốc gia khác. Điều đó cũng có nghĩa là thế giới có thể gặp rắc rối.

Trong khi thế giới chưa sản xuất được vắc xin và thuốc đặc trị virus COVID-19, thì dịch bệnh này có xu hướng lan rộng ra toàn cầu. Đáng chú ý, số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc đã tăng gấp 6 lần chỉ trong 4 ngày qua lên tới mức 346 người. Ngoài ra, Nhật Bản cũng ghi nhận tới 117 ca nhiễm virus COVID-19…

Ngay khi mở đầu phiên giao dịch đầu giờ sáng ngày hôm nay 24/2, giá vàng đã bật tăng lên mức $1681,25/oz. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2013.

Giới đầu tư suy đoán tình hình hiện tại có thể khiến các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó nếu kinh tế toàn cầu suy yếu vì dịch bệnh. Ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm 1 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn 1 năm xuống 4,05% và 0,5% điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn 5 năm xuống 4,75%… Điều này cũng làm tăng sự hấp dẫn của vàng và kích thích các quốc gia khác chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Việc bơm thêm tiền nới lỏng chính sách có thể dẫn đến sự gia tăng lạm phát và kích thích vàng.

Mặc dù vậy, các quan chức Fed dự đoán rằng tác động của virus corona đối với nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ là tối thiểu và không cần phải điều chỉnh lãi suất. Nhưng các số liệu kinh tế được công bố kém khả quan. Trong đó, chỉ số dịch vụ PMI tháng 1 chỉ đạt 49,4 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2013, cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đang suy giảm mạnh. Trong khi lĩnh vực công nghiệp cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2020 chỉ đạt khoảng 2%, thậm chí thấp hơn nếu vẫn chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.

Chủ tịch IMF – Georgiyeva phát biểu trong hội nghị bộ trưởng tài chính G20 cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm xuống còn 3,2%

Ngoài ra những căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông tiếp tục gia tăng khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục lấn sâu vào cuộc chiến tại Syria cũng thúc đẩy nhu cầu mua vàng như là nơi trú ẩn an toàn cho dòng vốn đầu tư. 

Thêm vào đó, các quỹ ETF vẫn tiếp tục gia tăng nắm giữ vàng. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới – SPDR đã mua 97.94 tấn vàng trong năm 2019 và từ đầu năm 2020 đến nay quỹ đã mua vào 38.64 tấn vàng. Chỉ chưa đầy 2 tháng đầu năm quỹ đã mua bằng 39% lượng vàng của cả năm 2019.

Trong tuần này, những thông tin về dịch bệnh COVID-19 vẫn sẽ là tâm điểm của thị trường vàng sẽ tiếp tục tác động mạnh đến giá vàng. Ngoài ra, Mỹ công bố một số chỉ số kinh tế quan trọng, như chỉ số niềm tin tiêu dùng, cán cân thương mại, chỉ số chi tiêu tiêu dùng (PCE) dự kiến vẫn ở mức khoảng 1,6-1,7%, GDP quý 4/2019 sửa đổi lần cuối dự kiến tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018… Nếu GDP tăng thấp hơn dự kiến và PCE tăng cao hơn nhiều so với dự kiến, sẽ khiến FED phải cân nhắc cắt giảm tiếp lãi suất cơ bản và điều này sẽ tác động tích cực đến giá vàng và ngược lại.

Vì vậy, với tình hình xấu cho kinh tế toàn cầu hiện nay thì nhu cầu trú ẩn vào Vàng vẫn chưa giảm sút, và chúng tôi BT GROUP vẫn khuyên bạn nên mua lên đối với vàng trong thời điểm này.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hiện tại giá vàng đang trong áp lực chốt lời khi đạt đỉnh 1681. Tuy nhiên chúng ta có thể canh mua lại tại các vùng 1650 – 1647 và giao dịch với khối lượng nhỏ vì biên độ hiện tại của vàng là rất lớn.

SL 1637

TP 1666 – 1678

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

Giá dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận đà tăng trong tuần vừa qua bởi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, vào thứ 6 cuối tuần trước giá dầu thô đã giảm nhẹ trước sức ép bởi sự rạn nứt trong liên minh sản xuất dầu thô giữa Ả-rập Xê-út và Nga. Ả-rập Xê-út đang cân nhắc việc ngừng liên minh sản xuất với Nga trong bối cảnh bất đồng giữa những nhà sản xuất dầu chủ chốt về ảnh hưởng của sự bùng phát COVID-19 đối với nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Hai bên đã hợp tác kể từ tháng 12/2016 với nỗ lực cân bằng nguồn cung dầu toàn cầu trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh.

Tuy nhiên trong cuộc họp khẩn cấp hồi đầu tháng 2, Nga đã từ chối lời đề xuất của Arab Saudi về việc tăng cường giảm sản lượng 600.000 thùng/ngày.

OPEC cùng với các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, dự kiến tổ chức các cuộc họp vào ngày 05-06/03/2020 ở Vienna để thảo luận về sản xuất và nhu cầu trong bối cảnh những lo ngại xung quanh dịch COVID-19.

Ngoài ra, dữ liệu của Chính phủ Mỹ hôm thứ Tư (19/02) cũng cho thấy dự trữ dầu thô nội địa thấp hơn dự báo, cùng với đà sụt giảm của dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất.

Tuần này chúng ta tiếp tục theo dõi dữ liệu API dầu thô tồn kho vào thứ 3 (25/2) và dữ liệu hàng tồn kho dầu thô EIA vào thứ 4 (26/2).

Cho đến thời điểm đó, dịch bệnh vẫn đang bùng phát và tiếp tục lây lan. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và gián đoạn nguồn cung cũng như sụt giảm nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy giá dầu có thể tiếp tục chịu áp lực nếu các quốc gia sản xuất dầu thô lớn trên thế giới không tìm được tiếng nói chung.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Trong tuần qua, với việc dịch virus corona tiếp tục lan rộng, đồng đô la và vàng đã trở thành hai “người hưởng lợi” lớn nhất, bởi vì các quan chức Fed dự đoán rằng tác động của virus corona đối với nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ là tối thiểu vì nó chưa ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Dịch virus hiện nay cũng đã gia tăng ở các quốc gia ngoài Trung Quốc. Và Hoa Kỳ đã xác nhận có 35 trường hợp nhiễm virus corona. Nếu không được kiểm soát tốt thì đó sẽ là mối nguy tiềm tàng tới nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Tuần này, đồng USD sẽ phụ thuộc vào chỉ số tâm lí của người tiêu dùng, số liệu đơn đặt hàng lâu bền và chỉ số giá PCE cốt lõi, lần lượt được phát hành vào thứ Ba (25/2), thứ Năm (27/2) và thứ Sáu (28/2)

Nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định dù dịch covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến đồng USD trở thành “vịnh tránh bão” trên thị trường ngoại hối vào thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, Triển vọng kinh tế yếu ở khu vực Eurozone và Nhật Bản trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn lây lan nhiều khả năng sẽ tiếp tục đè nặng lên đồng euro và yen Nhật qua đó sẽ tiếp tục thu hút giới đầu tư vào đồng USD.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX

EUR

Đồng euro sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới do triển vọng kinh tế kém khả quan khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp và có thể nới lỏng định lượng hiện hành. Nền kinh tế khu vực EU đang chịu tác động tiêu cực từ virus Corona tại Trung Quốc vì một số quốc gia trong liên minh này đang có quan hệ thương mại chặt chẽ với nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Chỉ số Ifo của nền kinh tế Đức công bố ngày hôm nay (24/2) sẽ đóng vai trò định hướng diễn biến của đồng euro. Theo dự báo, chỉ số môi trường kinh doan Ifo của Đức sẽ giảm từ mức 95,9 điểm hồi tháng 1 xuống còn 95,0 điểm trong tháng 2.

Ngoài ra, thị trường cũng sẽ chú ý đến số liệu lạm phát của Đức và Pháp trước thềm cuộc họp chính sách tháng 3 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ đưa ra bình luận tại một sự kiện ở Đức ngày 26/2 tới, trong khi đó một số quan chức ECB khác, gồm nhà kinh tế trưởng Philip Lane, cũng sẽ phát biểu trong tuần này.

GBP

Thị trường hiện tại vẫn bi quan về triển vọng đàm phán giữ Anh và EU bởi vì vào đầu tháng, Anh và Châu Âu rõ ràng đã chia rẽ về các cuộc đàm phán. mặt khác sự gia tăng của đồng đô la Mỹ khi được chọn là tài sản an toàn cũng đang tạo áp lực đối với đồng bảng Anh.

AUD

Như chúng ta đã thấy, hiện tại kinh tế Úc đang chịu thiệt hại sau đợt cháy rừng vừa qua. Thêm vào đó, Úc đã báo cáo tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến. Điều này khiến thị trường nghĩ rằng RBA sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Tư.

Ngoài ra dịch bênh tại Trung Quốc cũng đang khiến kinh tế Úc kém phát triển. Vì Trung Quốc là quốc gia mua tài nguyên lớn nhất của Úc, vì vậy suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến GDP của Úc.

Hiện tại áp lực giảm của AUD vẫn tồn tại. Chúng ta nên canh bán xuống nếu giá có các điểm hồi phục.

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here