Bài 1 . Các dạng sàn giao dịch ngoại hối
Bước đầu tiên trong việc chọn một sàn môi giới là tìm ra tiêu chí chọn lựa của bạn. Có 2 dạng công ty môi giới chính: Bàn giao dịch (Dealing Desk) và không có bàn giao dịch (No Dealing Desk). Dealing Desk còn được gọi là các nhà làm giá thị trường (Market Maker), trong khi No Dealing Desk có thể được chia nhỏ ra thành Straight Through Processing (STP) và Electornic Communication Network + Straight Through Processing (ECN+STP)
Dealing Desk hay còn gọi Market Maker là gì ?
Sàn môi giới ngoại hối hoạt động thông qua Dealing Desk kiếm tiền thông qua chêch lệch giá mua bán và giao dịch ngược đối với khách hàng họ, còn gọi là nhà làm giá thị trường. Sàn môi giới với Dealing Desk đúng nghĩa đen là tạo ra một thị trường và tỷ giá trao đổi ngoại hối nhân tạo với khách hàng. Trong khi bạn nghĩ rằng có thể sẽ có sự xung đột lợi ích, nhưng thực sự là không. Các nhà làm giá thị trường cung cấp cả giá bán và mua, có thể hiểu ngầm rằng họ không bị ảnh hưởng với quyết định mua bán của khách hàng.
Khi các nhà làm giá kiểm soát giá cả thị trường, thường sẽ ít bị rủi ro khi họ thiết lập chêch lệch giá mua bán cố định (bạn sẽ hiểu tại sao nó tốt hơn sau này). Các khách hàng của sàn môi giới Dealing Desk sẽ không thấy được tỷ giá thực sự của thị trường liên ngân hàng. Tuy vậy bạn không cần lo sợ, sự canh tranh giữa các sàn môi giới rất gay gắt do đó nếu tỷ giá được cung cấp bởi Dealing Desk không hoàn toàn giống thị trường liên ngân hàng thì cũng chỉ chêch lệch rất nhỏ.
Giao dịch với môi giới Dealing Desk về cơ bản hoạt động như sau :
Hãy nghĩ rằng bạn đặt lệnh mua EUR/USD với khối lượng 100 000 đơn vị với sàn môi giới Dealing Desk. Để thực hiện, sàn môi giới của bạn sẽ bắt đầu cố gắng tìm một lệnh bán phù hợp từ một khách hàng khác hoặc thông qua nhà cung cấp thanh khoản, là một tổ chức lớn sẵn sàng mua hoặc bán một tài sản tài chính.
Bằng cách đó, họ đã gảm thiểu mức rủi ro, khi họ kiếm lợi nhuận từ chêch lệch mua và bán mà không cần nhận giao dịch đối ngược với bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp không có giao dịch phù hợp để khớp lệnh, họ sẽ phải nhận bên đối ngược với giao dịch của bạn và từ lúc này thì lợi ích giữa bạn và công ty môi giới cũng sẽ đối ngược nhau. Hãy lưu ý rằng các nhà môi giới khác nhau có chính sách quản lý rủi ro khác nhau, vì thế hãy kiểm tra nhà môi giới của bạn về việc này.
Sàn môi giới No Dealing Desk (NDD) là gì ?
Như tên cho thấy, sàn môi giới No Dealing Desk không chuyển các lệnh giao dịch của khách hàng qua Bàn giao dịch. Điều này có nghĩa là họ không nhận giao dịch đối ngược với khách hàng khi họ chỉ đơn giản là liên kết hai nhóm lại với nhau.
NDD được xây dựng như một chiếc cầu : họ xây dựng một cấu trúc để kết nối hai khu vực với nhau. NDD lấy doanh thu từ khoản phí giao dịch nhỏ hoặc tăng sự chêch lệch giá mua và bán một chút.
No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.
Thế nào là một sàn môi giới STP ?
Sàn môi giới ngoại hối có một hệ thống STP dẫn đường các lệnh giao dịch của khách hàng trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản, là tổ chức có quyền truy cập đến thị trường liên ngân hàng. Sàn môi giới NDD STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, và họ cung cấp chêch lệch giá mua và bán riêng .
Ví dụ sàn môi giới NDD STP của bạn có 3 nhà cung cấp thanh khoản khác nhau. Trong hệ thống của họ sẽ có 3 cặp giá mua bán khác nhau.
Hệ thống của họ sẽ sắp xếp giá mua bán từ thấp nhất đến cao nhất. Trong trường hợp này, bạn thấy là giá tốt nhất trong phần giá mua (bid) là 1.3000 (vì bạn muốn bán giá cao) và tốt nhất của giá bán là 1.3001 (vì bạn muốn mua giá thấp). Giá mua bán tốt nhất là 1.3000/1.3001. Do đó nếu STP nào kết nối với càng nhiều nhà cung cấp thanh khoản thì càng có khả năng cung cấp giá tốt nhất cho khách hàng.
Liệu đây có phải là tỷ giá mà bạn sẽ thấy trên phần mềm giao dịch ?
Tất nhiên là không!
Sàn môi giới không phải là một tổ chức từ thiện, để bù cho những trục trặc rắc rối họ gặp phải trong quá trình phân loại và sắp xếp giá mua bán, họ sẽ thêm vào chêch lệch giá mua bán, và nó thường được cố định. Nếu họ quyết định thêm 1 pip, giá mua bán trên phần mềm sẽ là 1.2999/1.3002. Ta sẽ thấy có 3 pips từ 1 pip chêch lệch ban đầu.
Vì vậy khi bạn quyết định mua 100 000 đơn vị đồng EUR/USD ở giá 1.3002, lệnh giao dịch của bạn sẽ được gửi đi thông qua sàn môi giới và dẫn đến nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B.
Nếu lệnh của bạn được khớp lệnh, nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B sẽ có một lệnh sell 100 000 EUR/USD tại giá 1.3001. Sàn môi giới của bạn sẽ có được 1 pip doanh thu.
Sự thay đổi giá mua bán là nguyên nhân hầu hết các sàn môi giới STP có spread biến động. Nếu spread của nhà cung cấp thanh khoản tăng cao, họ cũng không còn sự lựa chọn nào khác là phải tăng cao spread của họ. Tuy nhiên cũng có một số ít sàn môi giới STP cung cấp Spread cố định.
Bài 2 Tôi nên chọn dạng Sàn môi giới nào ?
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn! Không có dạng sàn môi giới nào là tốt nhất bởi vì tất cả sẽ phụ thuộc vào bạn là dạng nhà giao dịch nào, ban quyết đinh muốn có spread thấp nhưng phải trả phí hoa hồng cho từng giao dịch hay spread cao và không có phí hoa hồng.
Thông thường, các Day Trader và Scalper chọn spread thấp bởi vì bởi vì nó dễ dàng để có lợi nhuận nhỏ. Trong khi đó, spread cao có xu hướng thích hợp cho giao dịch dài hạn.
Để quyết định dễ hơn, đây là bảng tổng kết sự khác nhau giữa Market Makers, STP brokers và STP+ECN brokers:
Sàn giao dịch không phải là kẻ xấu… Hầu hết là không!
Trái ngược với cái mà bạn có thể nghe ở đâu đó, các nhà môi giới forex thực sự không hề làm hại bạn. Họ muốn được hợp tác làm việc cùng bạn! Hãy nghĩ về nó, nếu như bạn mất tất cả tiền trong giao dịch, họ cũng sẽ mất khách hàng.
Một khách hàng lý tưởng của sàn giao dịch Dealing Desk là một người giao dịch hòa vốn. Nói một cách khác, cuối cùng anh ta không thắng cũng không thua. Sàn giao dịch có thể kiếm doanh thu từ các giao dịch của khách hàng, về cơ bản, họ muốn khách hàng của họ trở lại và tiếp tục giao dịch!
Bài 3. Sáu Điều quan trọng khi chọn một sàn giao dịch
Thị trường forex bán lẻ quá cạnh tranh đến mức suy nghĩ chọn lọc về tất cả các sàn giao dịch hiện có sẽ làm bạn đau đầu. Đó có thể sẽ là một nhiệm vụ quá sức nếu bạn không biết cần phải tìm kiếm những gì.
Trong phần này, chúng ta sẽ nói về những tính chất bạn nên quan tâm khi chọn một sàn môi giới giao dịch ngoại hối.
1. Sự an toàn :
Đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của một công ty môi giới là phải có độ bảo mật cao. Bạn sẽ không giao hàng ngàn dola cho một người chỉ đơn giản tuyên bố ông ta là hợp pháp, phải không ?
May mắn thay, việc kiểm tra độ tin cật của sàn môi giới không quá khó khăn. Có nhiều cơ quan quản lý trải rộng khắp thế giới phân biệt các sàn môi giới đáng tin cậy. Dưới đây là danh sách các quốc gia với các cơ quan quản lý tương ứng của họ.
Mỹ : National Futures Association (NFA) (http://www.nfa.futures.org/basicnet/) and Commodity Futures Trading Commission (CFTC)
Anh : Financial Services Authority (FSA) (http://www.fsa.gov.uk/register/firmSearchForm.do)
Úc : Australian Securities and Investment Commission (ASIC) http://www.search.asic.gov.au/fsr/flb.html
Thụy Sỹ : Swiss Federal Banking Commission (SFBC)
Đức : Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht (BaFIN)
Pháp : Autorité des Marchés Financiers (AMF)
Trước khi nghĩ đến việc đặt tiền của bạn vào một sàn môi giới, hãy chắc chắn rằng sàn môi giới là thành viên của một trong các cơ quan quản lý được đề cập ở trên.
2. Chi phí giao dịch :
Dù bạn là dạng nhà giao dịch nào, bạn sẽ luôn luôn phải trả phí giao dịch. Mỗi khi bạn tiến hành một lệnh mua bán, bạn sẽ phải trả spread hay một phí hoa hồng, và tất nhiên là chúng ta luôn tìm kiếm một mức giá rẻ nhất. Nhưng đôi khi, bạn có thể cần phải hy sinh giao dịch thấp để giao dịch tại một sàn môi giới đáng tin cậy hơn.
Hãy chắc chắn là bạn biết nếu bạn cần spread thấp cho dạng giao dịch của bạn, và sau đó xem xét các tùy chọn sẵn có. Đó là tất cả về việc tìm kiếm sự cân bằng đúng đắn giữa bảo mật và chi phí giao dịch thấp
3. Nạp và rút tiền :
Các sàn môi giới tốt sẽ cho phép bạn nạp và rút tiền một cách đơn giản. Môi giới thực sự không có lý do gây khó khăn cho bạn trong việc thu hồi lợi nhuận vì lý do duy nhất mà họ nắm giữ tiền của bạn là để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch.
Sàn môi giới chỉ giữ tiền hộ bạn để việc giao dịch dễ dàng hơn vì vậy không có lý do để bạn gặp khó khăn rút số tiền mà bạn đã kiếm được. Bạn hãy chắc chắn là quá trình rút tiền nhanh chóng và trơn tru.
4. Phần mềm giao dịch :
Trong giao dịch ngoại hối trực tuyến, hầu hết các hoạt động giao dịch sẽ xảy ra thông qua phần mềm giao dịch của sàn môi giới. Điều này có nghĩa phần mềm này phải thân thiện với người sử dụng và ổn định.
Khi bạn tìm kiếm một sàn môi giới, lu6on luôn kiểm tra phần mềm mà họ cung cấp. Nó có cung cấp tin tức miễn phí ? Làm thế nào sử dụng các công cụ kỹ thuật và biểu đồ dễ dàng ? Liệu nó có đầy đủ các thông tin bạn cần để giao dịch ?
5. Tốc độ thực thi lệnh :
Đây là yếu tố bắt buộc để sàn môi giới kết nối lệnh giao dịch của bạn với giá tốt nhất. Trong điều kiện thị trường bình thường (ví dụ như thanh khoản bình thường, không có tin tức quan trọng hoặc các sự kiện bất ngờ), không có lý do gì để sàn môi giới không khớp lệnh của bạn nhanh và chính xác ngay giá thị trường khi bạn nhấn “buy” hoặc “sell”.
Ví dụ, bạn có một kết nối internet ổn định, nếu bạn ấn vào nút “mua” EUR/USD tại giá 1.3000, bạn sẽ nhận được sự khớp lệnh tại mức giá đó hoặc khác biệt rất nhỏ. Tốc độ mà giao dịch của bạn được khớp lệnh là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn là một người giao dịch Scaper.
Một vài pips khác biệt có thể gây khó khăn cho bạn để có một giao dịch chiến thắng.
6. Dịch vụ khách hàng :
Các sàn môi giới không phải hoàn hảo, do đó bạn phải chọn một sàn môi giới mà bạn có thể dễ dàng liên hệ khi có vấn đề phát sinh.
Năng lực của sàn môi giới trong việc làm việc với tài khoản hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng quan trọng như tốc độ khớp lệnh giao dịch của họ. Sàn môi giới có thể rất chu đáo và nhiệt tình trong suốt quá trình mở tài khoản nhưng lại có sự hỗ trợ các vấn đề sau đó rất khúng khiếp.
Bài 4. Bảo vệ chính bạn
Trong khi bạn cảm thấy như chú lùn so với công ty môi giới to lớn, cũng không có nghĩa bạn phải chịu sự lạm dụng của họ ! Nếu bạn cảm thấy chán nản vì có vẻ những công ty môi giới có tất cả các lợi thế, hãy yên tâm rằng có vài biện pháp đơn giản để giúp bạn có được sự công bằng.
So Sánh giá
Hãy tưởng tượng một con ngựa bị che mặt. tầm nhìn của con ngựa giờ chỉ giới hạn những gì ở trước mặt nó. Nếu có trở ngại gì ở phía trước, con ngựa này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát huy nỗ lực để nhảy qua nó.
Nếu bạn chỉ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ phần mềm giao dịch của sàn môi giới ngoại hối, về cơ bản, bạn đang giao dịch như một con ngựa bị che mặt.
Bạn không biết điều gì đang xảy ra trong phần còn lại của thế giới Forex bởi vì bạn đã giới hạn chính mình với chỉ giá cả của 1 công ty môi giới. Nếu công ty môi giới của bạn chọn tăng spread, tăng tỷ lệ thao túng và chạy điểm cắt lỗ của bạn, bạn không có cách nào biết là nó di chuyển giống thị trường chung hay không?
Cách tốt nhất để làm điều này là đăng ký một nguồn cung cấp dữ liệu thứ 2, thứ 3, hoặc thậm chí thứ 4. Bằng cách đó, bạn sẽ có được một cái nhìn khác của thị trường, và bạn có cơ hội để xác định lại cách thức mà giá đã di chuyển.
Ghi lại mọi việc
Luôn luôn giữ một sổ tay chi tiết theo dõi tất cả các giao dịch của bạn! luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn! Giống như trong phiên tòa, bạn cần bằng chứng. Bạn có thể cảm thấy bị lừa nhưng nếu không có gì để chứng minh nó, cảm giác sẽ vẫn chỉ là cảm giác.
Cách dễ nhất để giữ lại hồ sơ là chụp màn hình của mỗi lệnh bạn đặt, mỗi giao dịch bạn có, và các hoạt động đáng ngờ của sàn môi giới về cung cấp dữ liệu giá cả.
Có thể nhật ký giao dịch của bạn không tốt, nhưng nó sẽ rất có ich nếu bạn là nạn nhân của một sự lạm dụng. Bằng cách theo dõi các giao dịch bạn thực hiện, bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ luôn có bằng chứng cần thiết để hỗ trợ trường hợp có tranh chấp với công ty môi giới của bạn.
Hồ sơ hoạt động pháp lý
Nếu bạn không thể giải quyết sự tranh chấp với công ty môi giới của bạn, bước tiếp theo là các hành động pháp lý. Hầu hết các sàn môi giới đều nhượng bộ khi đối mặt với sự đe dọa của pháp luật nhưng nếu họ không vậy, bạn có thể tiếp cận cơ quan Ủy hội chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC), Ủy ban thương mại hàng hóa tương lai (CFTC), cũng như Hiệp hội quốc gia hàng hóa tương lai (NFA).
ASIC có cung cấp một hướng dẫn tiến hành quá trình để khiếu nại về một sản phẩm hay dịch vụ tài chính, bạn có thể tìm các thông tin hướng dẫn tại http://www.moneysmart.gov.au/tools-a…ow-to-complain
CFTC có một chương trình bồi thường thiệt hại, nó cung cấp một diễn đàn không tốn kém, nhanh chóng, minh bạch, công bằng và khách quan để xử lý khiếu nại của khách hàng giao dịch hàng hóa tương lai. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về chương trình này tại đây http://www.cftc.gov/ConsumerProtecti…ram/index.html
Tương tự như vậy, NFA có một chương trình phân xử và hòa giải để giúp FCM và các khách hàng giải quyết tranh chấp. Để biết thêm thông tin, bạn xem trên website của NFA
http://www.nfa.futures.org/NFA-arbit…ion/index.HTML
Những thói quen giao dịch tốt
Tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả khi bạn hoàn toàn đầy đủ các yếu tố để bản vệ bạn chống lại các công ty môi giới xấu, điều quan trọng nhất vẫn là trở thành một nhà giao dịch tốt hơn.
Cho dù phần mềm giao dịch có tiên tiến thế nào, bạn đã bỏ bao nhiêu thời gian để tìm một công ty môi giới tốt, hệ thống giao dịch của bạn phức tạp thế nào, không với sự kỷ luật thích hợp, cuối cùng bạn sẽ vẫn thua lỗ.
Thật dễ để đổ trách nhiệm về công ty môi giới, nhưng cuối cùng, đó thực sự là lựa chọn của nơi mà bạn muốn đi.