BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 22/06

THỊ TRƯỜNG VÀNG

TIN TỨC CƠ BẢN

Những lo ngại của các nhà đầu tư về sự gia tăng của các trường hợp nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã làm tăng nhu cầu về vàng trú ẩn an toàn.

Tiếp theo đó là thái độ “ôn hòa” từ các quan chức Fed trong các bài phát biểu gần đây như : Nền kinh tế Mỹ sẽ không phục hồi hoàn toàn, thị trường lao động vẫn thua xa thời kỳ trước khi dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục 13,3% và có một sự không chắc chắn lớn trong con đường phục hồi kinh tế. Tất cả đã cho cái nhìn tiêu cực về nền kinh tế Mỹ đã suy yếu bởi tác động của dịch bệnh.

Fed sẽ vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ trong một khoảng thời gian dài sẽ là yếu tố hỗ trợ cho vàng trong dài hạn.

Ngoài ra các xung đột trong vấn đề địa chính trị mà chúng tôi nêu ra trong bài phân tích trước cũng  sẽ hỗ trợ giá vàng.

Quỹ SPDR cũng liên tục mua vàng trong các tuần gần đây. Đỉnh điểm là ngày thứ 6 quỹ đã mua vào 23.09 tấn, nâng tổng lượng nắm giữ của quỹ lên 1159.31 tấn.

Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh bùng phát nên đồng đô la cũng được mua vào làm kênh trú ẩn giống như lần bùng phát dịch đầu tiên khi nhu cầu tới tiền mặt để chi tiêu tăng cao đã hạn chế phần nào đà tăng của giá vàng.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Sáng nay giá vàng đã vượt qua vùng kháng cự 1744, đây là vùng kháng cự khá mạnh từ đầu tháng 6 tới nay. Vì vậy khi giá phá qua vùng này rất có thể giá sẽ tiếp tục hướng tới vùng đỉnh cũ trong tháng 5 là vùng 1764.

Hiện tại chúng ta có thể chờ giá hồi về các vùng hỗ trợ 1744 để mua lên tại các vùng hồi của Fibo 1748

SL 1740
TP 1760

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

TIN TỨC CƠ BẢN

Tuần trước OPEC + vẫn đang tích cực giảm sản lượng và nhu cầu dầu nhiên liệu đã tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh lên vùng 40$ giá dầu đã sụt giảm mạnh trở lại bởi vùng giá này là vùng áp lực quan trọng đối với dầu thô WTI đã khiến phe mua bắt đầu chốt lời khi có dấu hiệu làn sóng bùng phát virus thứ hai tiếp tục gia tăng, giá dầu đã giảm dần. Đây cũng chính là vùng thích hợp nhất để phe bán tham gia vào thị trường.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tan Desai cho biết, dịch bệnh đang gia tăng và virus vẫn đang lây lan nhanh chóng. Và nguy cơ làn sóng dịch virus thứ hai sẽ tiếp tục lan rộng. Nếu thế giới lại tiếp tục bị cách ly một lần nữa thì điều này sẽ làm giảm nhu cầu về dầu thô.

Giá dầu đang đứng trước 2 nguồn dữ liệu tốt và xấu : Khi các quốc gia OPEC + tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 6  và đồng ý bù đắp cho việc không đáp ứng việc cắt giảm sản lượng trong tháng 5 đã hỗ trợ giá dầu tăng. Và ngược lại là nguy cơ lây lan lần thứ 2 của dịch virus corona sẽ đe dọa tới nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới sẽ kìm hãm giá dầu.

Hiện tại dầu đang bị chi phối bởi yếu tố tiêu cực nhiều hơn nên chúng tôi nhận định giá dầu sẽ tiếp tục suy giảm trong tuần này trừ khi các dấu hiệu lây lan virus được giảm bớt.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Đồng đô la Mỹ tiếp tục ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong một tháng và những lo ngại về làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai đã thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản rủi ro tăng cao.

Số ca nhiễm đã tăng cao tại các bang của Mỹ và một số thành phố lớn khi hoạt động kinh tế được mở cửa trở lại. Trước đó đồng đô la Mỹ đã chịu áp lực do hậu quả của chính sách nới lỏng tiền tệ khổng lồ của Fed, nhưng khi làn sóng bùng phát virus thứ hai gia tăng, đồng đô la Mỹ đã phục hồi trở lại.

Nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng thì đồng USD sẽ tiếp tục phục hồi.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX

EUR

Đồng euro đã giảm trong tuần này, sau khi hội nghị thượng đỉnh của EU về quỹ phục hồi virus trị giá 750 tỷ euro đã kết thúc và không đạt được sự đồng thuận về kế hoạch phục hồi. Thủ tướng Đức Angela Merkel: Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán về Quỹ phục hồi của EU vào giữa tháng Bảy. Tuy nhiên, bà Merkel bày tỏ sự hài lòng với cấu trúc cơ bản của quỹ phục hồi EU.

Hiện tại áp lực lên đồng EUR cũng đang lớn khi nhu cầu đối với USD tăng cao.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền EUR/XXX

GBP

Triển vọng nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh đã khiến đồng bảng Anh chịu áp lực trong tuần vừa rồi. Điều đáng nói là Ngân hàng Anh đã quyết định vào thứ năm sẽ mở rộng quy mô của kế hoạch mua trái phiếu của mình thêm 100 tỷ bảng. Quyết định tăng QE của Ngân hàng Anh phản ánh đáng kể tác động chưa từng có của dịch bệnh virus đối với nền kinh tế Anh. Vì điều kiện kinh tế có thể vẫn còn thách thức trong ngắn hạn, nên vẫn có thể thực hiện các biện pháp nới lỏng hơn nữa. Vì vậy, đồng bảng đã chịu áp lực và giảm mạnh.

Ngoài ra đàm phán Brexit vẫn đang đè nặng lên đồng bảng Anh khi 3 tháng trôi qua và cả hai bên đã tổ chức bốn vòng đàm phán về các mối quan hệ trong tương lai, nhưng sự khác biệt nghiêm trọng và không có tiến triển rõ ràng trong các cuộc đàm phán đã khiến Brexit rơi vào bế tắc.

Hiện tại nguy cơ Brexit không thỏa thuận và nguy cơ bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 có thể sẽ tác động tiêu cực vào nền kinh tế Anh một lần nữa đang làm suy yếu đồng bảng.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền GBP/XXX

CÁC MÃ TIỀN TỆ HÀNG HÓA

Tình hình dịch bệnh gia tăng đã kéo các mã tiền tệ hàng hóa như AUD, NZD, CAD đi xuống.

Ngoài ra dữ liệu kinh tế cũng một phần tác động đến xu hướng giảm điểm của các đồng tiền này gần đây.

Đô la Úc vẫn chịu áp lực khi tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng vọt lên 7,1% trong tháng Năm. Điều này đè nặng lên AUD vì đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 10 năm 2001.

Đồng đô la Canada cũng chịu thiệt hại khi dự liệu doanh số bán lẻ suy yếu vào ngày thứ 6.

Đô la New Zealand cũng giảm khi thứ 5 tuần trước dữ liệu GDP quý II sụt giảm mạnh xuống -1,6%

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền hàng hóa như sau

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here